Sự tác động qua lại giữa công nghệ và dịch thuật
Trong thời đại ngày này, việc dịch để biết nội dung một văn bản từ tiếng này sang tiếng nước khác là tương đối đơn giản, tuy vậy để dịch được chuẩn nghĩa như tiếng mẹ đẻ lại là một việc cực kỳ khó, nó đòi hỏi nhiều yếu tố mà người dịch cần có. Khi nhìn ở các góc độ khác nhau về mối quan hệ giữa dịch thuật và công nghệ người viết nhận thấy cắp phạm trù trên vừa có mối quan hệ tương hỗ lại vừa có sự “gằng co” lẫn nhau
1. Quan hệ tương hỗ giữa công nghệ và dịch thuật
Sự phát triển của công nghệ đã góp phần giúp cho hoạt động dịch thuật của con người được nhanh hơn và chính xác hơn..Một số phần mềm còn có thể dịch tự động. Việc dịch thuật tự động là sự kết hợp giữa ngôn ngữ, dịch thuật và lập trình . Dịch tự động cho ra văn bản thuần túy ở ngôn ngữ khác mà không cần có sự can thiệp của con người.. Khi áp dụng công nghệ vào việc dịch nó giúp người dịch có thêm nhiều các cách dùng từ, nhiều cách diễn giải, nhiều ngữ cảnh hơn để bài dịch được sinh động và đảm bảo nội dung khách quan. Với việc áp dụng công nghệ vào việc dich thuật người dịch sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, người dịch có thể sao chép toàn bộ văn bản để phần mềm tự dịch và chỉnh sửa lại sao cho phù hợp. Như vậy khi áp dụng công nghệ vào dịch thuật thì năng suất lao động được cải thiện đáng kể, điều này làm tăng thu nhập cho người dịch
2. Quan hệ “giằng co” giữa công nghệ và dịch thuật
Cùng với sự phát triển của công nghệ các phần mềm biên dịch được xuất hiện ngày cang nhiều là lúc nó gây nên sự lười nhác trong tư duy diễn đạt ngôn ngữ. Một số nhân viên làm việc trong ngành dịch thuật xuât hiện sự ỷ lại vào phần mềm mà không thường xuyên trau dồi ngữ pháp cũng như các từ vựng mới. Khi đọc các văn bản do những người này dịch sang tiếng mẹ đẻ chúng ta thấy cách sử dụng từ không hợp lý, nội dung dịch thì rất chung chung và không sát ý của văn bản gốc. Khi dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh thì ngữ pháp của người dịch cũng không chia được đúng động từ cho các thì. Như vậy, phải chăng công nghệ làm cho người dịch đang thụt lùi hơn so với trước đó?
3. Giải pháp để giải quyết sự “giằng co” giữa công nghệ và dịch thuật:
Chúng ta không thể phủ nhận những điều tuyệt vời mà úng dụng công nghệ đã mang lại cho người dịch, tuy vậy để người dịch ngày càng có chất lượng hơn, bài dịch có chiều sâu hơn chúng ta cần chú ý các nội dung sau:
- Đào tao chuẩn hóa: Chú trọng hơn trong công tác đào tạo biên, phiên dịch, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy, hướng học sinh tới các hoạt động giao lưu văn hóa để tăng cường sự hiểu biết của học sinh, sinh viên các trường ngoại ngữ. Quá trình dạy và học về ngoại ngữ phải có ứng dụng khoa học công nghệ nhưng trách sự ỉ lại vào công nghệ
- Về yêu cầu trải nghiệm: Người dịch có kiến thức đa dạng bao gồm cả tự nhiên và xã hội, kiến thức phổ thông kiến thức chuyên môn. Họ cần phải thông thạo, có vốn từ vựng phong phú, hiểu biết về lịch sử văn hóa cảnh quan và con người của đất nước có ngôn ngữ cần dịch
- Vê kỹ năng tra cứu: Kỹ năng tra cứu là vô cùng cần thiết với những biên dịch viên. Họ có thể sử dung từ điển để tra cứu ngữ nghĩa của từ mới, tuy vậy quá trình tra cứu và diễn ra nhanh, từ được dung phải sát ý với văn bản gốc. Muốn làm được điều đó người dịch thuật cần phải thường xuyên tra cứu thì mới có thể tiến hành công việc việc tra cứu được thuận lợi. Thông qua tra cứu nhiều lần người làm dịch thuật có thể bổ sung các từ mới vào não bộ
- Về kỹ năng làm việc nhóm: Thông qua làm việc nhóm các thành viên sẽ bổ sung các kiến thức và các kỹ năng cho nhau. Các bài dịch có thể được mang ra để thảo luận, người này sửa lỗi cho người kia để bài dịch có chất lượng tốt hơn. Tuy vậy khi làm việc nhóm thì các thành viên cần có quan điểm cầu tiến, tránh sự công kích cá nhân thì mới có hiệu quả tốt
- Về kỹ năng diễn đạt cả văn nói và viết: Nghề dịch được thể hiện ở biên dịch và phiên dịch tức là chỉ có thể làm 2 việc là nói và viết. Khi đã xác định làm một người biên dịch thì họ cần phải tập luyện hàng ngày về ngữ âm, giọng điệu để có thể nói lưu loát, truyền cảm. Đối với người biên dịch thì họ lại cần cách viết, cách diễn đạt, ngữ pháp. Hai kỹ năng nói và viết cần được luyện tập ngày một thì mới có sự tiến bộ được.
- Về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin: Một người làm nghề dịch thuật không thể không biết sử dụng máy vi tính, phải thành thạo các phần mềm liên quan tới văn phòng đặc biệt là các phần mềm biên tập văn bản, các phần mềm liên quan tới việc tra cứu, các phần mềm liên quan tới việc chuyển đổi qua lại giữa các loại tài liệu (từ PDF sang Word). Đặc biệt hơn người làm dịch thuật phải có kỹ năng sử dụng mạng intenet để phục vụ cho công việc dịch thuật
Xem báo giá dịch thuật tại đây
Liên hê: Yến (0973085290)
Bình luận