Làm sao để dịch tiếng Nhật tốt 2016
Tiếng Nhật là ngôn ngữ chắp vá và phải ghép nhiều âm tiết lại với nhau mới có thể tạo thành một từ. Và từ này khi chia ở các thì quá khứ, hiện tại và tương lai lại không hề giống nhau. Tuy nhiên, việc dịch thuật Nhật – Việt và Việt – Nhật cũng sẽ không phải là một vấn đề quá lớn nếu bạn làm tốt những điều sau:
1. Am hiểu nền văn hóa Nhật Bản
Nhật Bản là quốc gia có những nét đặc biệt về phong cách sống, làm việc và giao thiệp. Người Nhật vốn nổi tiếng là đúng giờ, tiết kiệm và vô cùng kỷ luật trong lao động sản xuất. Họ sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để chiêu mộ nhân tài, nhưng cũng sẵn sàng chỉ vì một chiếc ốc vít nhỏ có thể đuổi việc con người đó nếu họ không có ý thức tái sử dụng chiếc vít đó khi có thể.
Hay một đặc điểm khác biệt nữa là người Nhật thay lời chào bằng cách cúi gập người khi gặp nhau. Cúi cao hay thấp hoàn toàn phụ thuộc vào địa vị xã hội của những người gặp mặt. Khi làm quen với một ai đó, người Nhật sẽ dùng 2 tay đưa tấm danh thiếp được in rõ ràng, không có dấu hiệu viết tay trên đó. Họ thường tránh đi những gì trực tiếp khi nói chuyện với người khác, điều này như một chỉ dẫn cho người ngoại quốc hãy bình tĩnh, không nên nổi giận và luôn thường trực nụ cười trên môi khi nói chuyện với người dân xứ sở Hoa anh đào.
2. Chăm chỉ luyện đọc và viết tiếng Nhật
Phát âm chuẩn và vốn từ vựng rộng lớn là yếu tố tiên quyết đầu tiên giúp người học học tốt tiếng Nhật. Ngoài ra, ngữ pháp tiếng Nhật cũng vô cùng phong phú và phức tạp. “Nhiều điều cần chú ý nhất là kính ngữ, cấp dưới, cấp trên, người đồng môn, bố mẹ, con cháu trong gia đình đều nói khác nhau; người mới gặp và người đã quen từ lâu cũng có những cách chào khác nhau”. Do vậy, phải thật chú ý tới văn phong, ngữ cảnh và đối tượng tiếp nhận văn bản để có được bản dịch hiệu quả nhất.
3. Trau dồi kỹ năng dịch
Kỹ năng dịch sẽ được cải thiện đáng kể, nếu NGƯỜI DỊCH:
- Sở hữu vốn từ vụng phong phú
- Có kiến thức chung và chuyên ngành sâu rộng
- Khả năng tra cứu và chọn lọc thông tin tốt
- Chăm chỉ luyện dịch, học dịch qua các bài báo, phim ảnh hoặc phương tiện truyền thông hoặc giao tiếp với người bản xứ
4. Lòng yêu nghề
Chúng ta sẽ làm tốt mọi công việc được giao nếu thực sự có tâm và lòng yêu nghề. Tuy đây không phải là nhân tố chủ lực nhưng cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng với sự thành bại trong sự nghiệp của một biên dịch viên tiếng Nhật. Đam mê sẽ thắp nên ngọn lửa nhiệt huyết, ham muốn cống hiến và phấn đấu hết mình cho công việc. Hãy tận dụng động lực này để tạo cho mình môi trường làm việc và trải nghiệm để khám phá những điều mới mẻ, tránh nhàm chán khi hàng ngày phải đối diện với hàng dài câu chữ.
Bình luận