9 bước để có bài dịch tiếng Anh chất lượng
Tiếng Anh ngày nay đang dần trở thành một công cụ vô cùng quan trọng và hữu ích cho mỗi cá nhân nhằm phát triển và hoàn thiện bản thân. Có vốn tiếng Anh tốt, con đường tìm kiếm, khám phá kiến thức, tiếp cận với những điều mới lại sẽ trở nên dễ dàng và ngắn hơn rất nhiều, đôi khi, việc tiếp cận với chân trời mới chỉ diễn ra trong tích tắc, bằng một cái click chuột. Đặc biệt, nếu một doanh nghiệp sở hữu đội ngũ nhân sự có kỹ năng tiếng Anh chuẩn thì cơ hội hợp tác và mở rộng kinh doanh hoàn toàn là điều trong tầm tay. Do vậy có thể nói phát triển vốn tiếng Anh cá nhân cũng là sự phát triển kinh tế nội tại của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở cách thức và công cụ mà mỗi cá nhân sử dụng để tiếp thu khối kiến thức đồ sộ này, hay chính xác hơn là kỹ năng dịch tiếng Anh của chúng ta như thế nào.
Làm thế nào để có được các bí quyết dịch thuật hay và hiệu quả?
Bài viết sau đây sẽ trang bị cho bạn một số bước cơ bản để Việt hóa thành công các tài liệu từ tiếng Anh sang tiếng Việt.
Chúng ta thường có thói quen đọc đến đâu dịch ngay đến đó, kể cả gặp từ mới cũng tra từ điển rồi dịch luôn. Làm vậy sẽ rất khó để thoát khỏi được cái nghĩa của từ, của câu để nắm được ý chính toàn bài. Nếu ngay từ đầu nội dung dịch đã không rõ ràng thì hướng đi cho toàn bộ bài dịch bao gồm cả văn phong, các nét văn hóa cũng sẽ bị chệch choạng… Mất phương hướng ban đầu sẽ khiến cho bài viết rơi vào tình trạng mất hệ thống và thiếu đi sự đồng nhất.
Làm thế nào để có được các bí quyết dịch thuật hay và hiệu quả?
Bước 1: Đọc 1 lần toàn bộ tài liệu xác định chủ đề
Sau khi đọc, bạn cần trình bày lại văn bản đó bằng các ý chính. Trong bước đầu tiên này, bạn không cần thiết phải đọc từng câu từng chữ và cũng không nhất thiết hiểu hết nội dung.
Các bước thực hiện:
- Đọc tiêu đề xác định chủ đề chính
- Đọc các đoạn văn chú ý cách viết của tác giả là gì: diễn dịch, quy nạp hay móc xích…
- Chú ý phần mở đầu phần kết thúc (đoạn đầu và đoạn cuối) khá quan trọng, hãy nắm ý và ghi nhớ chúng
Bước 2: Nhận diện từ, nhóm từ khó dịch, nhóm từ chuyên ngành
Bước này là cần thiết để nhận diện được các từ, nhóm từ đặc trưng cho ngữ cảnh cụ thể, đặc biệt lưu tâm tới nhóm từ thành ngữ. Phải nắm được ngữ cảnh cụ thể để biết được các từ, nhóm từ này được dùng với nghĩa đen hay nghĩa bóng.
Ví dụ: “It is recommended that …”
Theo nghĩa thực của từ thì câu trên được dịch ra rằng “Nó được khuyên rằng …”; tuy nhiên, trên thực tế đây là một câu sử dụng chủ ngữ giả, và thường được dịch là “Người ta khuyên rằng .../(Ai đó) được khuyên rằng …’
Bước 3: Tóm ý của đoạn văn
Mục đích của việc làm này là nắm được ý chính của từng đoạn văn. Đây là thao tác cần thiết để lập sườn ý chi tiết cho toàn bài.
Nếu bước một là Topic thì bước ba chính là Brain storm (lập dàn ý).
Bước 4: Sắp xếp lại câu rõ ràng
Phân tích từng câu với các thành phần cụ thể, bao gồm chủ ngữ, vị ngữ, giới từ, động từ chính…
Tuy nhiên, trên thực tế, đa phần các bài viết chính thống đều sử dụng lối viết khác phức
Các bước thực hiện (Nên áp dụng với câu có nhiều mệnh đề đan xen)
- Ghi chú lại những câu tiếng Anh khó nhớ hoặc thành ngữ thông dụng
- Thường xuyên củng cố danh sách câu khó nhớ này và ôn luyện thường xuyên
- Dựa vào một vài từ khóa quan trong trong câu và dịch theo ngữ cảnh
- Kiểm tra lại danh sách này để chắc chắn hơn về nghĩa. Bạn nên tạo file excel để dễ dàng cho việc tìm kiếm
Bước 5: Xác định văn phong, ngữ cảnh của tài liệu
Sau khi nắm được ý chính toàn bài, các ý phụ bổ sung tương ứng trong từng đoạn, cũng như cấu trức ngữ pháp và từ vựng mà tác giả bài viết sử dụng, bạn hoàn toàn có thể nhận ra được lối viết, hay chính xác hơn là văn phong mà họ sử dụng.
Một sản phẩm dịch chỉ được đánh giá là chất lượng nếu nó đáp ứng được các yêu cầu mà khách hàng đề ra. Theo đó, bạn cần nắm rõ được mục đích sử dụng mà khách hàng hướng đến để giải quyết tốt các mục sau:
- Lối trình bày (trang trọng hay thông thường, …)
- Đối tượng độc giả
- Sắc thái ngôn ngữ, văn phong diễn đạt..
Bước 6: Dịch từng câu, từng đoạn
Bắt tay vào dịch văn bản lần thứ nhất, lần này không yêu cầu quá cao về cách diễn đạt và câu văn nhưng cần thể hiện chính xác nhất nội dung văn bản gốc. Bạn có thể tách rời từng câu, sau đó đọc lại và sử dụng từ nối để liên kết ý nghĩa giữa chúng cho phù hợp.
Các bước thực hiện:
- Sắp xếp lại những câu phức tạp và tách các ý với nhau
- Bắt đầu dịch từng câu cho đến hết
Bước 7: Rà soát lại nội dung của từng đoạn và ghép thành bài
Sau khi hoàn thành bước 6, bắt tay vào thực hiện Bước 7 này để có được dàn ý chi tiết nhất cho bài dịch. Thông qua bước này, một lần nữa thâu tóm lại các ý cơ bản để nắm rõ vấn đề đang được đề cập tới.
Bước 8: Biên tập lại cho phù hợp với lối nói của người Việt
Phần việc bạn cần làm trong bước này là đọc lại toàn bài, chỉnh sửa lối diễn đạt sao cho thuần Việt nhất. Đây không phải là vấn đề lớn nếu chúng ta đã có trong tay vốn tiếng Việt phong phú, được tích lũy qua nhiều nguồn khác nhau bao gồm: đọc và tham khảo sách báo, đài, mạng hay chính là kinh nghiệm mà chúng ta có được sau thời gian làm dịch.
Bạn cần lưu ý rằng không phải tất cả những gì được trình bày trong văn bản gốc đều phải được thể hiện đầy đủ trên bản dịch, thay vào đó chúng ta có thể dùng các từ hoặc câu thay thế để đảm bảo bạn đọc người Việt có thể hiểu nội dung văn bản một cách dễ dàng nhất.
Người dịch cần biên tập lại theo lối nói của người Việt
Các bước thực hiện:
- Đọc lại toàn bộ bài dịch
- Tìm vấn đề chưa ổn trong từng đoạn văn
- Dịch lại dựa trên kinh nghiệm và mục tiêu của văn bản
- Rà soát các lỗi câu, từ không đáng có và chỉnh sửa
Bước 9: Đánh giá bài dịch
Tôi có thể đảm bảo rằng, nếu bạn là tác giả của bài dịch thì bản thân bạn không thể tự mình phát hiện ra các lỗi của chính văn bản đó. Tốt nhất hãy nhờ sự trợ giúp của các chuyên gian giàu kinh nghiệm (nếu có thể) hoặc trao đổi trực tiếp với khách hàng. Họ sẽ là những người có cái nhìn chính xác nhất và đưa ra cho bạn những góp ý thực sự cần thiết trong trường hợp phải chỉnh sửa.
Bài dịch tốt cần đảm bảo những yếu tố gì?
- Vẫn là phù hợp với chất văn của Việt Nam
- Chủ đề nêu lên đã thực sự được giải quyết
- Còn lỗi sai nào không về chính tả, ngữ pháp
- Câu văn đã rõ ràng, trình bày dễ hiểu chưa?
- Còn điểm gì cần khắc phục sau khi dịch xong văn bản này
Tóm lại, cũng như đã được đề cập tới trong nhiều bài viết khác của Dịch thuật Trang Hạ, tất cả các nội dung nêu trên đều chỉ mang tính chất tham khảo, hỗ trợ. Mỗi người có thể xây dựng cho mình một quy trình dịch thuật riêng, miễn sao kết quả cuối cùng là những bản dịch chất lượng, phục vụ tốt nhất mục đích sử dụng của khách hàng. Với bài viết này, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ giúp quý bạn đọc, đặc biết là những bạn sinh viên mới ra trường, những người đang có ý định đi sâu vào nghề dịch, có được một định hướng ban đầu vững chắc khi bắt tay vào dịch.
Bình luận